Hội thảo TẬP HUẤN TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ FLEGT-VPA ngày 9 tháng 7 năm 2014 tại Khách sạn Green Park Hà Nội mặc dù còn một số thiếu sót đã diễn ra thành công ngoài mong đợi của ban Tổ chức. Dưới đây là một số thống kê đánh giá chúng tôi tổng hợp lại sau hội thảo : Thông tin về hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan báo chí và các tổ chức phi chính phủ đang thực hiện những dự án về FLEGT, 90 đại biểu: 40 phóng viên, 41 đại diện từ NGO, 5 đại diện cơ quan chính phủ, 4 đại diện doanh nghiệp và hiệp hội. Số đại biểu là có vai trò quản lý tại các cơ quan, tổ chức chiếm tới 70% với các vị trí như tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, trưởng ban, phó ban, trường phòng, phó phòng, thư ký tòa soạn.
Hình 1: Thành phần tham dự hội thảo chủ yếu từ giới truyền thông, các tổ chức Ngo và một số đại diện Hiệp hội doanh nghiệp, và các cơ quan chính phủ
Hình 2: Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức NGO, đại diện cơ quan truyền thông trong lĩnh vực lâm nghiệp, thương mại lâm sản, doanh nghiệp SMEs ngành gỗ và chế biến gỗ
Hình 3: 70% đại biểu tham dự là cán bộ quản lý tại các tổ chức truyền thông, NGO và hiệp hội, cơ quan chính phủ
Hình 4: Trình bầy của các diễn giả, các ý kiến thảo luận là những nội dung được đánh giá cao sau hội thảo.
PHIÊN BUỔI SÁNG
Phiên buổi sáng do TS Nguyễn Thu Trang, GĐ Trung tâm WTO (VCCI) điều hành, kéo dài từ 8g30 đến 12 giờ (quá 30 phút do nhiều câu hỏi thảo luận do các đại biểu đặt ra cho diễn giả). Mở đầu hội thảo Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng Cục Lâm nghiệp, Chánh văn phòng – VP Ban chỉ đạo FLEGT và Lacey đã cung cấp thông tin cập nhật tiến trình đàm phán FLEGT-VPA cũng như giải đáp các vấn đề mà các đại biểu quan tâm liên quan đến vấn đề FLEGT-VPA.
Hình 5: Bà Nguyễn Tường Vân, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng Cục Lâm nghiệp, Chánh văn phòng – VP Ban chỉ đạo FLEGT và Lacey trả lời các câu hỏi trong phiên cập nhật tiến trình đàm phán FLEGT-VPA. (Ảnh cpv.org.vn)
Tiếp theo ông Vũ Anh Minh PGĐ Trung tâm Giáo dục Phát triển (CED) thay mặt cho đoàn khảo sát trình bầy kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin về đề tài FLEGT-VPA của doanh nghiệp gỗ và các bên liên quan. Theo kết quả khảo sát của CED vào tháng 4/2014, Dự án đã thực hiện 81 cuộc phỏng vấn tại 63 doanh nghiệp gỗ, các hiệp hội gỗ và các cơ quan truyền thông có liên quan. Kết quả cho thấy, chỉ có 57% doanh nghiệp biết về FLEGT-VPA, 75% doanh nghiệp chưa biết các nội dung chủ yếu của FLEGT-VPA. Điều đáng nói là 73% các doanh nghiệp này đang xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội, ngoại thất sang EU chiếm 51% thị phần xuất khẩu. Doanh nghiệp hiện nay gặp khó khăn khi yêu cầu các giấy tờ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp khi thu mua gỗ trong dân một phần do nhận thức của người dân, một phần do thói quen lưu trữ hồ sơ hạn chế của người dân và sự thiếu thống nhất về các yêu cầu giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ
Hình 6: Ông Vũ Anh Minh – Phó Giám đốc CED công bố kết quả khảo sát Dự án Nâng cao năng lực cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp và cơ quan truyền thông trong quá trình thực hiện FLEGT. Ảnh DDDN
Listen Music Files – Upload Audio – VOV 09072014FLEGTVPAFILE BAI…
Hình 7: Bài trình bầy của Ông Vũ Anh Minh, PGĐ CED – Video xem tại đây
Bài trình bầy của TS Đỗ Quỳnh Chi, GĐ Trung tâm Nghiên cứu về Quan hệ Lao động Vietlabour chia sẻ kinh nghiệp hợp tác thành công giữa một NGO Việt Nam với truyền thông Quốc tế và truyền thông Việt Nam trong truyền thông về Quan hệ Lao động, một đề tài còn rất mới ở Việt Nam
Hình 8: TS Đỗ Quỳnh Chi Ảnh Internet – Video xem tại đây
Hình 9: Bài trình bầy của TS Đỗ Quỳnh Chi – Video xem tại đây
Theo bà Quỳnh Chi, kinh nghiệm trong truyền thông nâng cao nhận thức của người lao động, chủ doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng trong vấn đề rất mới ở VN về quan hệ lao động cũng có những điểm tương đồng như vấn đề FLEGT-VPA hiện nay tại Việt Nam. Theo bà Quỳnh Chi, cần kết hợp cả hai cách tiếp cận truyền thông : truyền thống và phi truyền thống và việc lựa chọn cách tiếp cận truyền thông nào cần dựa trên đặc điểm của đối tượng cần truyền thông, ví dụ người lao động, giới chủ hay các thành viên của các doanh nghiệp, hiệp hội nghành gỗ.
Với đề tài về Quan hệ Lao động hiện nay Vietlabour thường dùng hợp tác hiệu quả với các báo Tuổi trẻ, VOV, Vietnamnew, trang web của Trung tâm Vietlabour và đặc biệt là kênh truyền thông mạng xã hội qua blog và fanpage của VietLabour trên Facebook. Theo đánh giá của bà Chi, truyền thông đúng mức giúp nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng uy tín cho tổ chức, tìm nhà tài trợ cũng như lan tỏa tác động của hoạt động truyền thông đến cộng đồng Bài của Ông Lê Quốc Vinh Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám Đốc Le Group với chủ đề về Vai trò của truyền thông trong phát triển bền vững: Hình 10: Nhà báo Lê Quốc Vinh (Ảnh Nghiên cứu về Quan hệ lao động) – Video xem tại đây
Bài trình bầy của nhà báo Lê Quốc Vinh – Video xem tại đây
Theo đánh giá của ông Vinh hiện nay số kênh truyền thông rất phong phú, về truyền thông truyền thống VTV1, VTV3 có tầm bao phủ rất tốt, Việc lựa chọn kênh truyền thông rất quan trọng, ví dụ muốn nói với giới trẻ thì kênh FaceBook mới hiệu quả, và hiện nay ở VN bắt đầu có xu hướng chuyển sang sử dụng Twitter, Instagram,… Phần lớn độc giả truyền hình là các bà nội trợ, thông điệp vĩ mô, kỹ thuật sẽ không tiếp nhận được nhưng thông điệp thực tiễn sẽ đến được.
Đối với truyền thông cho phát triển, nếu các NGO có thể hợp tác được với những người có khả năng gây ảnh hưởng thì hiệu quả sẽ rất cao. và những người có khả năng gây ảnh hưởng hiện này có khuynh hướng dùng blog, thông tin từ blog rất giàu và sống động có thể kể đến như blogger Nguyễn Vạn Phú,…Nhà báo Lê Quốc Vinh cũng chia sẻ một câu chuyện rất hay liên quan đến những lời khuyên của Bác Hồ trong việc thiết kế thông điệp truyền thông cho người dân tộc thiểu số phía Bắc (chi tiết xem video trong link đính kèm) Xu hướng truyền thông ở VN hiện có xu hướng sử dụng mobile đang tăng lên trong khi xu hướng dùng máy tính giảm đi, do đó cần lưu ý khi thiết kế các chiến dịch truyền thông hiệu quả, ngoài ra phải kể đến xu thế tăng trưởng của Facebook, thế giới ngày càng thu hẹp nhờ những công nghệ truyền thông mới xuất hiện. Khả năng truyền thông để kết nối con người, phản chiếu xã hội và tác động đến tư duy giúp thay đổi hành vi (truyền thông thay đổi hành vi một lĩnh vực rất quen thuộc với các nhà làm phát triển).
Truyền thông hiện nay nhấn mạnh đến tính tương tác nhờ khả năng tương tác của những công nghệ truyền thông mới ví dụ Facebook,…Một số quan sát cho thấy, nhiều nghị định, nghị quyết sau khi ra đời đã có sự tiếp thu, điều chỉnh sau khi có những phản hồi từ mạng xã hội. Truyền thông muốn hiệu quả không thể khiên cưỡng, tính giải trí cũng là một đặc điểm quan trọng để giúp truyền thông đạt hiệu quả mong muốn. Với sự xuất hiện của mạng xã hội, mô hình truyền thông ngày nay đa chiều, sâu sắc và phức tạp hơn những mô hình trước đây rất nhiều, và mang đến sức mạnh lan tỏa to lớn hơn bất cứ khi nào trong quá khứ tuy nhiên đi kèm với những thách thức to lớn về khả năng kiểm soát, đáp ứng nhu cầu thông tin trong hoàn cảnh mới cũng như tiềm năng vận động chính sách.
Story Telling là một bí quyết đặc biệt hiệu quả trong công tác truyền thông phát triển, trở thành nguồn tin, sử dụng những người có ảnh hưởng để phát ngôn những câu chuyện được thiết kế cẩn thận tới nhóm đối tượng cần truyền thông. Không thể kể một câu chuyện như nhau cho tất cả mọi người, không thể kể một câu chuyên như nhau trên mọi kênh truyền thông, câu chuyện phải được thiết kế riêng cho từng đối tượng và từng kênh thông tin để đạt hiệu quả mong muốn. Khi sử dụng công nghệ mạng xã hội phải chú ý đến tính tương tác, NGO nên hiện diện trên mạng xã hội như một con người thực, có cá tính, có tương tác thời gian thực,…
Truyền thông không chỉ là quan hệ với báo chí mà còn rất nhiều lĩnh vực khác có liên quan, hợp tác hiệu quả với báo chí, chỉ là một trong những hoạt động cơ bản trong công tác truyền thông, trong số đó có thể kể đến các lĩnh vực như quản trị sự kiện, quản trị danh tiếng, quản trị khủng hoảng, các NGO khi hoàn động luôn tiềm tàng nguy cơ khủng hoảng nhưng hiện tại chưa được chú trọng đến ở Việt Nam,.. trách nhiệm xã hội là mức cao nhất của mọi hoạt động doanh nghiệp hướng tới chứ không chỉ là lợi nhuận. Ông Vinh cũng chia sẻ về chiến dịch Giờ trái đất, với sự tham gia của các ca sỹ Lê Hiếu, rocker Anh Khoa, các hoạt động thúc đẩy cho chiến dịch Giờ trái đất. Hiểu biết đối tượng kỹ năng là chìa khóa để NGO tổ chức thành công chiến dịch truyền thông của mình. Trong thực tiễn truyền thông phát triển, bên cạnh thông điệp, kênh truyền cần cân nhắc cả những vấn đề rất cụ thể như báo nào , nói cái gì, người nào nói, nói bao nhiêu, dưới hình thức gì? (chi tiết xem video trong link đính kèm)
PHIÊN THẢO LUẬN BUỔI CHIỀU
Buổi chiều gồm phiên thảo luận do bà Tô Kiêm Liên, Giám đốc Trung tâm Phát triển Giáo dục (CED) điều hành bắt đầu từ 1g30 đến 5 giờ (vượt thời gian dự kiến 30 phút do có nhiều ý kiến thảo luận) với hai nhóm đối tượng một nhóm tập trung vài truyền thông đến Cộng đồng và một nhóm tập trung vào truyền thông cho Doanh nghiệp
Hình 11: Nhà báo Nguyễn Hồng Nga, GĐ Công ty Truyền thông Ngân Hà phát biểu
Một số chủ đề về FLEGT-VPA cần truyền thông là : _ Thế nào là FLEGT/VPA – Lợi ích của FLEGT/VPA đối với cộng đồng -Các tiêu chí của FLEGT/VPA -Thông điệp để hiểu Trồng và khai thác rừng hợp pháp như thế nào – Quản lý và bảo vệ rừng như thế nào – Sử dụng gỗ hợp pháp ra sao – Vận chuyển gỗ hợp pháp như thế nào – Các thủ tục cấp làm hồ sơ lâm sản FLEGT/VPA:
Các sản phẩm truyền thông phù hợp với cộng đồng :
• Poster, sổ tay hướng dẫn, tờ rơi tuyên truyền
• Clip cổ động, sản phẩm truyền thanh chiếu hoặc để trên Website
• Các cuộc thi cho thanh thiếu niên và cộng đồng
• Chuyên mục truyện tranh
• Lồng ghép vào tập huấn
• Xây dựng mô hình thí điểm, lấy nguồn nhân lực từ các thí điểm đó để đào tạo tuyên truyền viên để tuyên truyền chính mô hình thí điểm đó
• Đối thoại với người dân cộng đồng
• Chia sẻ thành công của những nước khác trên thế giới đã thực hiện FLEGT/VPA
• Tổ chức Field trips cho các nhà báo lấy tư liệu viết bài
• Tổ chức các hội thảo lấy ý kiến cộng đồng
• Lồng ghép vào giáo dục ngoại khóa cho học sinh
• Website dự án FLEGT/VPA
• Mạng xã hội (facebook ,google+, ……) Fanpage
Nhóm đối tượng là doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực HAWA, thay mặt cho nhóm thảo luận trình bầy tóm tắt các ý kiến thảo luận chính cụ thể là :
Đối với các NGO
• Cộng đồng Doanh nghiệp muốn hiểu rõ các thị trường trên thế giới, khách hàng có những yêu cầu gì, các NGO có thể đóng vai trò tích cực trong việc giúp doanh nghiệp hiểu rõ những vấn đề ấy?
• Doanh nghiệp muốn biết thông tin về gỗ hợp pháp, những thay đổi trong luật pháp Việt Nam về rừng, về gỗ các NGO có thể giúp doanh nghiệp trong vấn đề này
• Doanh nghiệp có nhu cầu được cung cấp thông tin cảnh báo những quốc gia nào không tuân thủ Flegt để tránh kinh doanh gỗ bất hợp pháp với những quốc gia đó, các NGO có thể giúp doanh nghiệp những thông tin cảnh báo này.
Đối với Truyền thông
• Cần hướng dẫn các giấy tờ thủ tục chứng minh nguyên liệu gỗ hợp pháp? truyền thông phải đóng vai trò cầu nối từ DN đến cộng đồng, giúp cộng đồng nhận thức hiểu rõ vấn đề và sẵn sàng cung cấp các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp cua gỗ
• Các rừng quy hoạch của Chính phủ hiện nằm xa các khu vực chế biến nên rất tốn chi phí vận chuyển, mặt khác, sau khi sản xuất xong thì các DN thải ra rất nhiều sản phẩm phụ, nếu giữa các trung tâm nguyên liệu có các nhà máy sơ chế nguyên liệu và nhà máy chế biến sản phẩm phụ sẽ tạo thêm công ăn việc làm, giúp nâng cao đời sống cho hàng triệu người dân, tiết kiệm khoản chi phí vận chuyển rất lớn. Vì vậy báo chí phải tuyên truyền sao cho mọi người đều hiểu được điều đó.
• Đối với mỗi đối tượng truyền thông cần có một phương pháp truyền thông riêng với thông điệp thiết kế sao cho hiệu quả và phù hợp.
• Nêu gương điển hình kèm theo chế tài vi phạm.
Hình 12: Ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch thường trực HAWA phát biểu (Ảnh CED)
Hai thông điệp được ông Hạnh đề xuất sau quá trình thảo luận nhóm là:
“Yêu nước là sử dụng gỗ hợp pháp” “Sử dụng gỗ hợp pháp là yêu nước”
Phần đánh giá, tổng kết hội thảo : Hình 13: Bà Tô Kim Liên, GĐ Trung tâm CED phát biểu
Bà Tô Kim Liên, GĐ CED đánh giá : Các phóng viên ở lại cả ngày chứng tỏ họ có cam kết rất mạnh mẽ với việc truyền thông về FLEGT/VPA. CED sẽ sớm hoàn tất báo cáo và cung cấp thông tin cho văn phòng FLEGT-Lacey của TCLN, mạng lưới V-FLEGT và mạng lưới phóng viên cũng như sớm cấp thông tin trên Website và mạng xã hội, CED cũng mong muốn đẩy mạng hợp tác với các hiệp hội như HAWA và VCCI, và các hiệp hội gỗ địa phương trong công tác truyền thông về FLEGT-VPA. CED cũng sẽ sớm hoàn thiện kế hoạch truyền thông và sẽ làm việc với từng đơn vị báo chí truyền thông một, và dựa trên đặc điểm của từng loại hình truyền thông thiết kế và thực hiện một kế hoạch truyền thông hiệu quả nhất đến doanh nghiệp gỗ.
Hình 14: TS Nguyễn Thu Trang, GĐ Trung tâm WTO phát biểu
TS Nguyễn Thu Trang, GĐ Trung tâm WTO trực thuộc VCCI nhận xét : Mặc dù chưa được như kỳ vòng là ra được sản phẩm là các bản kế hoạch chi tiết với ngân sách cụ thể cùng cam kết lâu dài với các đại biểu từ truyền thông. Nhưng sự ủng hộ nhiệt tình của các đại biểu thể hiện qua các thảo luận, chia sẻ, đóng góp sẽ giúp Dự án sớm xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa nhiệm vụ và phân bổ ngân sách hợp lý để sớm tiến hành được một chiến dịch truyền thông hiệu quả tới các doanh nghiệp gỗ và tới cộng đồng.
Ngoài ra nên thúc đẩy việc thông tin hai chiều, đa chiều giữa các tổ chức NGO, hiệp hội và cơ quan chính phủ để phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong quá trình truyền thông FLEGT-VPA cho kịp với thời điểm ký kết sắp tới.
Chương trình hội thảo
Ý kiến bổ sung của ông Vũ Anh Minh về đặc điểm và phong cách truyền thông hiện nay :
Một số nghiên cứu gần đây của các chuyên gia truyền thông cho thấy độc giả ngày nay có xu hướng đọc theo bài báo chứ không phải theo tờ báo, nghĩa là thay vì vào trang dân trí hay vnexpress là những trang báo phổ biến ở Việt nam hàng ngày, độc giả có xu hướng tìm kiếm theo tên bài báo hoặc chủ đề, sự kiện mà họ quan tâm để đọc, họ cũng đọc những liên kết đến các bài báo được chia sẻ trên mạng xã hội hoặc các ứng dụng điểm tin trên thiết bị di động. Một xu hướng đọc tin của độc giả ngày nay nữa là xu hướng 5 màn hình : màn hình TV, màn hình máy tính để bàn, màn hình xách tay, màn hình máy tính bảng, và màn hình điện thoại di động. Do đó khi thiết kế thông điệp truyền thông cần cân nhắc đến việc hiển thị và tính thống nhất của thông điệp đi qua 5 màn hình này.
Thông tin về Hội thảo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, theo thống kê chưa đầy đủ, đến hôm này 17/7/2014 đã có 26 tin bài về Hội thảo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trong đó có 10 bài gốc, 16 bài đăng lại (chưa tính các tin trên truyền hình, truyền thanh)
Theo FlegtVpa.com