Điều 2
Trong khuôn khổ của Hiệp định này, các định nghĩa sau sẽ được áp dụng:
(a) “Nhập khẩu vào Liên minh“ là việc thông quan để lưu thông tự do trong Liên minh theo Điều 79 của Quy chế Hội đồng Châu Âu (EEC) số 2913/92 ngày 12/10/1992 về việc thiết lập Mã Hải quan của Cộng đồng Châu Âu cho sản phẩm gỗ không được phân loại là “hàng hóa phi mậu dịch” theo quy định tại Điều 1(6) của Quy chế Ủy ban Châu Âu (EEC) Số 2454/93 ngày 2/7/1993 quy định điều kiện thực thi Quy chế Hội đồng Châu Âu (EEC) Số 2913/92 về việc thiết lập Mã Hải quan Cộng đồng Châu Âu;
(b) “Xuất khẩu” là việc vận chuyển hoặc đưa sản phẩm gỗ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ các sản phẩm gỗ quá cảnh qua Việt Nam;
(c) “Sản phẩm gỗ quá cảnh” là bất kỳ sản phẩm gỗ nào có xuất xứ từ một nước thứ ba được đưa vào lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát của hải quan và được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng nguyên trạng của sản phẩm đó tại nước xuất xứ;
(d) “Sản phẩm gỗ” là các sản phẩm thuộc Phụ lục I;
(e) “Mã HS” là mã 4 hoặc 6 chữ số được quy định tại phần danh mục của Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa được xây dựng theo Công ước quốc tế về Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới;
(f) “Giấy phép FLEGT“ là văn bản pháp lý của Việt Nam để khẳng định một lô hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Liên minh được sản xuất hợp pháp và được xác minh theo các tiêu chí quy định tại Hiệp định này. Giấy phép FLEGT có thể được cấp theo hình thức giấy hoặc điện tử;
(g) “Cơ quan cấp phép” là cơ quan được Việt Nam chỉ định để cấp và xác nhận hiệu lực của giấy phép FLEGT;
(h) “Cơ quan có thẩm quyền“ là cơ quan được các nước thành viên Liên minh chỉ định để tiếp nhận, chấp nhận và xác minh giấy phép FLEGT;
(i) “Lô hàng“ là một số lượng sản phẩm gỗ được cấp giấy phép FLEGT chuyển bởi chủ hàng hoặc nhà vận chuyển từ Việt Nam và được xuất trình cho một cơ quan hải quan của Liên minh để thông quan và lưu thông tự do;
(j) “Gỗ sản xuất hợp pháp” (sau đây được gọi là “gỗ hợp pháp”) là các sản phẩm gỗ được khai thác hoặc nhập khẩu và sản xuất phù hợp với quy định luật pháp của Việt Nam như được quy định tại Phụ lục II và các quy định liên quan của Hiệp định này, và gỗ được khai thác, sản xuất và xuất khẩu phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác đối với gỗ nhập khẩu như quy định tại Phụ lục V;
(k) “Thông quan để lưu thông tự do” là thủ tục hải quan của Liên minh để kiểm tra tình trạng hải quan của hàng hóa không phải từ Liên minh (theo Quy chế (EEC) số 2913/92), quy định cụ thể việc thu các loại thuế nhập khẩu; thu các loại lệ phí khác nếu có; áp dụng các biện pháp, lệnh cấm và hạn chế trong chính sách thương mại; và hoàn tất các thủ tục, quy định khác liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa;
(l) “Xác minh bằng chứng” là quá trình kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và sự phù hợp của bằng chứng dựa trên kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế bởi các chủ thể xác minh theo Định nghĩa gỗ hợp pháp được quy định tại Phụ lục II.
(a) “Nhập khẩu vào Liên minh“ là việc thông quan để lưu thông tự do trong Liên minh theo Điều 79 của Quy chế Hội đồng Châu Âu (EEC) số 2913/92 ngày 12/10/1992 về việc thiết lập Mã Hải quan của Cộng đồng Châu Âu cho sản phẩm gỗ không được phân loại là “hàng hóa phi mậu dịch” theo quy định tại Điều 1(6) của Quy chế Ủy ban Châu Âu (EEC) Số 2454/93 ngày 2/7/1993 quy định điều kiện thực thi Quy chế Hội đồng Châu Âu (EEC) Số 2913/92 về việc thiết lập Mã Hải quan Cộng đồng Châu Âu;
(b) “Xuất khẩu” là việc vận chuyển hoặc đưa sản phẩm gỗ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, ngoại trừ các sản phẩm gỗ quá cảnh qua Việt Nam;
(c) “Sản phẩm gỗ quá cảnh” là bất kỳ sản phẩm gỗ nào có xuất xứ từ một nước thứ ba được đưa vào lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát của hải quan và được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo đúng nguyên trạng của sản phẩm đó tại nước xuất xứ;
(d) “Sản phẩm gỗ” là các sản phẩm thuộc Phụ lục I;
(e) “Mã HS” là mã 4 hoặc 6 chữ số được quy định tại phần danh mục của Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa được xây dựng theo Công ước quốc tế về Hệ thống Hài hòa Mô tả và Mã hóa Hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới;
(f) “Giấy phép FLEGT“ là văn bản pháp lý của Việt Nam để khẳng định một lô hàng sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Liên minh được sản xuất hợp pháp và được xác minh theo các tiêu chí quy định tại Hiệp định này. Giấy phép FLEGT có thể được cấp theo hình thức giấy hoặc điện tử;
(g) “Cơ quan cấp phép” là cơ quan được Việt Nam chỉ định để cấp và xác nhận hiệu lực của giấy phép FLEGT;
(h) “Cơ quan có thẩm quyền“ là cơ quan được các nước thành viên Liên minh chỉ định để tiếp nhận, chấp nhận và xác minh giấy phép FLEGT;
(i) “Lô hàng“ là một số lượng sản phẩm gỗ được cấp giấy phép FLEGT chuyển bởi chủ hàng hoặc nhà vận chuyển từ Việt Nam và được xuất trình cho một cơ quan hải quan của Liên minh để thông quan và lưu thông tự do;
(j) “Gỗ sản xuất hợp pháp” (sau đây được gọi là “gỗ hợp pháp”) là các sản phẩm gỗ được khai thác hoặc nhập khẩu và sản xuất phù hợp với quy định luật pháp của Việt Nam như được quy định tại Phụ lục II và các quy định liên quan của Hiệp định này, và gỗ được khai thác, sản xuất và xuất khẩu phù hợp với pháp luật của quốc gia khai thác đối với gỗ nhập khẩu như quy định tại Phụ lục V;
(k) “Thông quan để lưu thông tự do” là thủ tục hải quan của Liên minh để kiểm tra tình trạng hải quan của hàng hóa không phải từ Liên minh (theo Quy chế (EEC) số 2913/92), quy định cụ thể việc thu các loại thuế nhập khẩu; thu các loại lệ phí khác nếu có; áp dụng các biện pháp, lệnh cấm và hạn chế trong chính sách thương mại; và hoàn tất các thủ tục, quy định khác liên quan đến việc nhập khẩu hàng hóa;
(l) “Xác minh bằng chứng” là quá trình kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và sự phù hợp của bằng chứng dựa trên kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế bởi các chủ thể xác minh theo Định nghĩa gỗ hợp pháp được quy định tại Phụ lục II.
Trong phạm vị của Hiệp định, các thuật ngữ sử dụng trong LD được hiểu như sau:
Nguyên tắc: là những phạm vi pháp lý và quy định luật pháp của Việt Nam bắt buộc Tổ chức và Hộ gia đình phải tuân thủ theo từng giai đoạn của chuỗi cung ứng như được quy định trong phụ lục II và phụ lục V.Tiêu chí: là một yêu cầu pháp luật bắt buộc đối Tổ chức và Hộ gia đình phải thực hiện để đảm bảo sự tuân thủ Nguyên tắc.
Chỉ số: là một, hoặc nhiều biện pháp cụ thể mà Tổ chức và Hộ gia đình phải thực hiện để hoàn thành Tiêu chí.
Bằng chứng: là chứng cứ chứng minh việc thực hiện Chỉ số hoặc Tiêu chí.
Chủ rừng: là thuật ngữ đề cập tới các Tổ chức hoặc Hộ gia đình được Nhà nước giao hoặc cho thuê rừng, đất lâm nghiệp để sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.
Thuyết minh thiết kế khai thác: là tài liệu mô tả về tình trạng cơ bản của khu khai thác, biện pháp khai thác, khối lượng, chủng loại sản phẩm khai thác, tận thu và các bảng biểu chi tiết về các chỉ tiêu, tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác.
Đơn vị thiết kế: là tổ chức có chức năng thiết kế khai thác rừng được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Khai thác chính: Khai thác chính gỗ rừng từ nhiên là việc chặt hạ cây rừng để lấy gỗ nhằm mục đích kinh tế đồng thời đảm bảo phát triển và sử dụng rừng bền vững được xác định trong phương án quản lý rừng bền vững theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước. Khai thác chính trong rừng tự nhiên không áp dụng đối với Hộ gia đình.
Phiếu bài cây: là tài liệu ghi chép về tên, kích thước của những cây được phép chặt hạ trong khu vực thiết kế khai thác.
Báo cáo địa danh và khối lượng khai thác: là đưa ra những thông tin về khu vực khai thác và khối lượng khai thác theo loài cây khác nhau từ các nguồn trong nước, bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, gỗ cao su và cây phân tán.
Bảng kê lâm sản (“Bảng kê”): Bảng kê lâm sản là tài liệu bắt buộc phải có trong Hồ sơ Lâm sản tại mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng. Bảng kê lâm sản là bảng ghi danh mục lâm sản trong cùng một lần nghiệm thu, mua bán, xuất, nhập hoặc lâm sản vận chuyển trên một phương tiện. Bảng kê lâm sản trong lưu thông bao gồm các thông tin về tên và loại lâm sản, đơn vị tính, quy cách, khối lượng và số lượng lâm sản, tại cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản.
Bảng kê lâm sản khai thác: Bảng kê lâm sản khai thác bao gồm thông tin về địa danh, chủng loại và khối lượng (số lượng và đường kính) của lâm sản sẽ được khai thác.
Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản: là sổ ghi chép lâm sản nhập, xuất của Tổ chức khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản.
Gỗ chưa qua chế biến: Gỗ chưa qua chế biến là gỗ sau khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu chưa chịu tác động bởi các loại công cụ, thiết bị và còn giữ nguyên hình dạng, kích thước ban đầu.
Khai thác tận dụng và tận thu: là việc khai thác cây gỗ trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học và giải phóng mặt bằng khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Khai thác tận thu gỗ là việc thu gom cây gỗ bị đổ gãy, bị chết do thiên tai, gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn còn nằm trong khu rừng.
Hồ sơ lâm sản hợp pháp (“Hồ sơ lâm sản”): là các tài liệu ghi chép về lâm sản được chuẩn bị, lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản (Tổ chức và Hộ gia đình) và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến, cất giữ.
Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia và bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi, du lịch kết hợp với bảo vệ môi trường.
Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ kết hợp với bảo vệ môi trường.